CÁT NHÂN TẠO, TẠI SAO KHÔNG?

 


Theo quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, nhu cầu cát xây dựng của Việt Nam năm 2020 khoảng 130 triệu tấn, phần lớn nhu cầu tiêu thụ cát hiện nay vẫn đang dựa vào nguồn khai thác cát tự nhiên.

Việc Chính phủ siết chặt quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi đang tạo cơ hội thuận lợi cho phát triển thị trường cát nhân tạo tại tỉnh Hà Nam, nơi không chỉ có tiềm năng khoáng sản dồi dào cho phát triển các loại vật liệu xây dựng (VLXD) mà sản phẩm cát nhân tạo của các doanh nghiệp (DN) đã đi vào thực tiễn nhiều năm nay.

Cát nhân tạo hay còn được gọi là cát nghiền là loại cát được nghiền nhỏ từ đá xây dựng. Loại vật liệu này đang được rất nhiều các quốc gia trên thế giới sử dụng để thay thế cho nguyên liệu cát tự nhiên đang ngày càng càng cạn kiệt. Cát nhân tạo có các đặc điểm  đặc biệt nổi trội như: Hạt cát đồng đều hơn, có thể điều chỉnh modun và tỷ lệ thành phần hạt theo từng yêu cầu cấp phối cho các loại bê tông khác nhau (như bê tông asphalt, bê tông macrosell, bê tông xi măng, bê tông đầm lăn, bê tông mác cao đặc biệt …). Loại cát nhân tạo cũng cho phép tiết kiệm xi măng, nhựa đường, rút ngắn thời gian thi công và tăng tuổi thọ công trình.

Các nước công nghiệp phát triển (G8)  đã chế tạo ra thiết bị nghiền rôto trục đứng dùng ổ bi, để nghiền đá thành cát (gọi là cát nhân tạo) từ hơn 20 năm nay. Tuy nhiên, đến năm 1987, khi LB Nga phát minh ra “công nghệ gối đệm không khí”, với nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với công nghệ nghiền rôto như : tỷ lệ cát thu được lớn, chất lượng cát tốt, chi phí thấp và thân thiện môi trường… Hiện nay các thiết bị sử dụng công nghệ gối đệm đã được dùng phổ biến tại LB Nga, các nước SNG và được xuất khẩu sang Tây Âu, thay thế dần thế hệ thiết bị sử dụng công nghệ vòng bi.

Cát nhân tạo sở hữu cho mình rất nhiều ưu điểm nổi trội. Tuy nhiên chúng cũng tồn tại một nhược điểm lớn đó là có trọng lượng nặng. Điều này dẫn đến độ linh động bị hạn chế. Cho nên trong quá trình sử dụng cát nhân tạo cần có thêm phụ gia để hỗ trợ.

CHỈ TIÊU SO SÁNH

CÁT NHÂN TẠO

CÁT TỰ NHIÊN

Độ tinh khiết ( độ sạch)

Tốt

Chưa tốt

Tỷ lệ hao hụt khi sử dụng

Ít

Nhiều

Chi phí nhân công cho nước và sàng rửa

Không cần

Cấn rất nhiều

Cường độ của vữa/bê tông (khi cùng 1 cấp phối)

Cao hơn

Thấp hơn

Tỷ lệ xi măng sử dụng (để đạt được cùng một mác)

Ít hơn

Nhiều hơn

Chống xâm thực và độ bền

Cao hơn

Thấp hơn

Bảo vệ môi trường

Tốt

Chưa tốt

Thành phần

Rất ít tạp chất

Nhiều tạp chất

Tuổi thọ công trình 

Cao hơn

Thấp hơn

Độ co ngót

Thấp hơn

Nhiều

Giá thành

Thấp hơn

Cao hơn

 Tại TP.HCM, giá cát tự nhiên được Công ty TNHH MTV vật liệu xây dựng Hiệp Hà bán ra quý 1-2021 là 150.000 đồng/m3 cát san lấp, 180.000 đồng/m3 cát xây, tô trát; 290.000 đồng/m3 cát trộn bêtông, cát vàng.

Giá cát theo thông báo của Sở Xây dựng TP.HCM vào tháng 12-2020 có nhiều mức giá khác nhau tùy theo địa bàn các quận huyện. Trong đó, giá cát san lấp 118.000 - 300.000 đồng/m3, cát xây tô 126.000 - 430.000 đồng/m3, cát trộn bêtông từ 163.000 - 458.000 đồng/m3. Trong khi giá cát nhân tạo trên thị trường được ghi nhận 280.000 - 300.000 đồng/m3.

Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy cát nhân tạo vượt trội hơn hẳn so với cát tự nhiên. Và hoàn toàn có thể thay thế cho cát tự nhiên và sử dụng chúng để xây nhà, đổ bê tông. Chúng cũng không hề ảnh hưởng đến sức khỏe con người và còn giúp bảo vệ được môi trường. Hy vọng cùng với việc siết chặt nạn khai thác cát trái phép và sự định hướng, chính sách quản lý đồng bộ của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương cát nhân tạo sẽ có một thị trường phát triển bền vững hơn nữa.


Nguồn từ internet

Nhận xét